Sunday, August 24, 2008

Về Tắc Vân nghe đàn ca tài tử

Những ngày Hn oi nồng bức bối, lại thèm trở lại Tắc Vân, ngồi trong căn chòi lá giữa mênh mông đồng nước, nghe đàn ca tài tử cây nhà lá vườn…
--------------------------------------------------------

Buổi tối cuối cùng ở CM, khi cả đoàn gần như mệt nhoài sau 2 ngày làm việc căng thẳng gần như không nghỉ nên quyết định ở lại ks, thì 3 chị em vẫn quyết định về Tắc Vân, quê ngoại Ms.Thu, chơi. Cách thành phố CM 10km và nằm ngay ven quốc lộ 1, Tắc Vân mang đầy đủ những đặc điểm của miền sông nước Cửu Long. Hai lần về TV, là 2 lần được người thân của mama Thu kéo ra căn chòi nhỏ giữa đìa nước mênh mông ngồi chơi, với tôm cua tươi rói vớt từ đìa lên cho ngay vào nồi hấp. Cách làm gia vị chấm, cách ăn hải sản ở đây rất khác so với tất cả những lần ăn hải sản khác ở Miền Bắc: Ngon hơn hẳn và không nhanh ngán. Mà ngon nhất, có lẽ là được ngồi giữa thiên nhiên, giữa những con người thân thuộc, nhiệt tình và hào phóng. Như cậu bé này, khi chúng tôi đến, cậu khoanh tay chào rất ngoan, nhưng tất cả những câu hỏi sau đó đều được cậu hồn nhiên trả lời… trống không. Đang tuổi thay răng, hàm răng trên đã rụng gần hết, má lúm đồng xu và ánh mắt long lanh hồn nhiên biết bao.

Trở lại chuyện ở Tắc Vân. 21h30, chuyện chưa dứt mà không muốn làm phiền đồng chí lái xe, chúng tôi quyết định ra về để sáng hôm sau về SG sớm. Vừa ra đến đầu ngõ, bỗng nghe tiếng đàn, tiếng hát. Tiến lên thêm 1 bước nữa, mở ra là một khoảng sân rộng, 4 chiếc loa thùng loại to đặt ngay ngắn một góc, một nhạc công chơi guitar và một dãy bàn dài. Quanh bàn là khoảng 30 chục người đủ lứa tuổi (đa phần là nữ), chỉ 4,5 người đàn ông nhưng quá nửa là dân “bóng” đang cùng nhau ăn uống và hát. Chỉ định đứng ngó từ xa cho biết, rồi… chuồn. Nhưng chưa kịp, thì cả 3 đã bị “phát hiện” bởi 1 thanh niên và ngay lập tức anh này chạy ra kéo chúng tôi nhập cuộc, không cần biết chúng tôi từ đâu đến, lạ hay quen, tốt hay xấu. Và ngay khi biết chúng tôi từ HN vào, anh đã hào hứng cầm mic giới thiệu và được sự hưởng ứng của mọi người. Rượu được rót ra và chuyền tay nhau, tiếng cười tiếng nói ríu ran… làm sao có thể từ chối sự nồng nhiệt ấy nhỉ?

Và chúng tôi ngồi lại (không hề miễn cưỡng, chỉ chút áy náy với đồng chí lái xe vẫn đang chờ) và nghe họ hát. Không MC. Không lời giới thiệu. Hai chiếc micro cứ thế chuyền tay nhau, người này nối tiếp người kia, không cần bài bản, không cần biết đúng hay sai nhịp… họ cứ thế hát say sưa. Ai hát cứ hát. Người ăn cứ ăn. Rượu trên bàn cứ thế được rót ra… Tiếng đàn tiếng hát cứ thế nối tiếp nhau. Mọi người say trong những tiếng ca giản dị ấy, đến mức TVĐ cũng “nhập” y như khi đang say trong một công việc nào đó anh từng làm. Và tiếc nuối mãi đã không mang theo đồ nghề (thế để còn có cớ mà trở lại chứ)

Rời Tắc Vân khi trời đã về khuya, những câu hát vẫn như bay theo, quấn quýt. Dường như trong lòng còn chút tiếc nuối, chút ước muốn sẽ trở lại vùng sông nước Cửu Long vào một dịp khác. Vì giữa nơi bộn bề đang sống, sẽ chẳng có khi nào tìm được những niềm vui giản dị, sự nồng nhiệt và niềm thân thương như ở nơi này.

Phóng sự ảnh chương trình mổ giác mạc từ thiện tại Cà Mau của TVĐ

Trong khi bsĩ Hùng và Tadashi bắt đầu công việc thì tớ cũng chăm chỉ làm công tác tư tưởng và giải đáp các thắc mắc cho bà con (giả vờ chăm chỉ tí)

Photobucket


Cậu bé này là con thứ 5 trong gđ có 7 anh chị em. Khi tôi hỏi cậu bao nhiêu tuổi, cậu chỉ nhớ “con tuổi con dê”.

child


Bọn trẻ này vây quanh chúng tôi khi không có Ms.Thu. Đứa nào cũng hỏi “dì là bạn dì Hoài Thu à?”, “Dì từ Hn vào hả”… nghe sao mà dễ thương

Photobucket


Bonus thêm cái ảnh chụp với mama Thu, trong căn chòi lá mới cất giữa đìa nước mênh mông

Photobucket
--------------------------

Tuyet… Ow... biết được nhiều cái hay wa mày nhỉ? Đúng là trăm nghe không bằng một thấy, đi một ngày đàng, học một sàng khôn...hihihih :)

bomth… Ước đc thỏa sức bay nhảy như ss Gừng quá..........Nụ cười tụi trẻ nom thiệt dễ xương^^ Ms Thu cũng đẹp nữa^^


Và tựa như đã ra đi...

333 magnify
Là ai...
... thì cũng giống nhau thôi